Bộ Công Thương đang đẩy nhanh tiến trình xây dựng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi) để kịp trình trình Chính phủ vào tháng 2.2025, thời hạn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3.2025.
Bộ Công Thương họp về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi) tháng 2.2025. Ảnh: Linh Anh
Sẽ có 3 Hội nghị lớn để tham vấn về Dự thảo Luật tổ chức tại 3 khu vực Đà Nẵng (26.2), TP Hồ Chí Minh (ngày 27.2) và Hà Nội (ngày 5.3).
Trước đó, ngày 18.2, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi các đơn vị để lấy ý kiến cho dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long ký đã được gửi đến: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, ngành, địa phương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các tập đoàn năng lượng: Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia (Petrovietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nhằm lấy ý kiến bổ sung đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, ngày 20.2, đã diễn ra Hội nghị thảo luận về Kế hoạch công tác năm 2025 của Ban Thư ký JETP và trao đổi về các kiến nghị của các đối tác về tình hình triển khai dự án JETP.
Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) là một cam kết quốc tế, một tuyên bố chính trị của Việt Nam được công bố vào tháng 12.2022, trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG), bao gồm các nước G7 và Đan Mạch, Na Uy. Thỏa thuận này nhằm hỗ trợ Việt Nam huy động 15,5 tỉ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong vòng 3-5 năm trên hành trình chuyển dịch năng lượng.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) là một cam kết quốc tế, một tuyên bố chính trị của Việt Nam được công bố vào tháng 12.2022, trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG), bao gồm các nước G7 và Đan Mạch, Na Uy. Thỏa thuận này nhằm hỗ trợ Việt Nam huy động 15,5 tỉ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong vòng 3-5 năm trên hành trình chuyển dịch năng lượng.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, sau cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã nhanh chóng cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện cam kết của mình như sửa đổi, ban hành hàng loạt khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy các dự án chuyển dịch năng lượng, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương thông tin về công tác Tổng hợp bao gồm các hoạt động như: Hoàn thiện thủ tục kiện toàn Ban Thư ký và ban hành Quy chế hoạt động và trình trưởng ban Thư ký phê duyệt Khung đánh giá, giám sát thực hiện JETP; tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật Kế hoạch huy động nguồn lực trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.